Cuộc đời Tái Viên

Tái Viên sinh vào giờ Mão, ngày 6 tháng 8 (âm lịch), năm Gia Khánh thứ 21 (1816), trong gia tộc Ái Tân Giác La. Ông là con trai thứ hai của Di Khác Thân vương Dịch Huân[1][Chú 1] , mẹ ông là Thứ thiếp Lý thị (李氏).

Thời Đạo Quang

Năm Đạo Quang thứ 5 (1825), anh trai của ông là Tái Phường (載坊) qua đời khi chỉ mới 4 tuổi, ông được thế tập tước vị Di Thân vương (怡親王) đời thứ 6[2].

Năm thứ 17 (1837), tháng 3, ông trở thành Tổng tộc trưởng của Chính Lam kỳ[Chú 2].

Năm thứ 18 (1838), tháng 4, quản lý sự vụ Tương Lam kỳ Giác La học (镶蓝旗觉罗学).

Năm thứ 20 (1840), tháng 1, nhậm chức Đô thống Mông Cổ Tương Lam kỳ[3].

Năm thứ 21 (1841), tháng 3, nhậm Ngự tiền Đại thần, ông được hành tẩu tại Ngự tiền[4], ban thưởng Tam nhãn Hoa linh[Chú 3]. Tháng 9, quản lý sự vụ Loan Hưng vệ (銮兴卫). Tháng 11, nhậm Tương Hoàng kỳ Lĩnh thị vệ Nội đại thần.

Năm thứ 22 (1842), tháng 1, được phong Ngự tiền Đại thần (御前大臣). Tháng 5, được phong Duyệt binh Đại thần (阅兵大臣). Tháng 9, điều làm Đô thống Hán quân Chính Lam kỳ.

Năm thứ 25 (1845), tháng 2, điều làm Đô thống Mãn Châu Tương Hồng kỳ.

Năm thứ 26 (1846), tháng 5, điều làm Chính Hoàng kỳ Lĩnh thị vệ Nội đại thần.

Năm thứ 30 (1850), tháng 2, thay quyền Tông nhân phủ Hữu Tông chính (宗人府右宗正). Tháng 7, quản lý sự vụ Viên Minh Viên Bát kỳ Hổ Thương doanh (圆明园八旗虎枪营).

Thời Hàm Phong

Năm Hàm Phong nguyên niên (1851), tháng 3, được phong Thập ngũ thiện xạ Đại thần (十五善射大臣). Tháng 10, quản lý sự vụ Hổ Thương doanh.

Năm thứ 3 (1853), tháng 6, quản lý Tương Hồng kỳ tân cựu Doanh phòng (镶红旗新旧营房).

Năm thứ 4 (1854), tháng 9, nhậm chức Tổng am đạt (总谙达).

Năm thứ 5 (1855), tháng 3, quản lý sự vụ Võ bị viện (武备院). Tháng 7, nhậm chức Tông nhân phủ Tông lệnh (宗令).

Năm thứ 6 (1856), tháng 10, đảm nhiệm Ngọc điệp quán Tổng tài (玉牒馆总裁).

Năm thứ 8 (1858), tháng 3, thay quyền Đô thống Hán quân Tương Bạch kỳ. Tháng 4, quản lý sự vụ Thiện Phác doanh (善扑营). Tháng 8, thụ Sùng Văn môn chính giám sát, thay quyền Đô thống Hán quân Chính Hồng kỳ. Tháng 11, được cho phép ngồi kiệu hai người khiên trong Tử Cấm Thành.

Năm thứ 9 (1859), tháng 2, thay quyền quản lý sự vụ Ngự Thương doanh (御枪营). Tháng 5, thay quyền Đô thống Mãn Châu Tương Bạch kỳ.

Năm thứ 10 (1860), ông đảm nhiệm vị trí Khâm sai Đại thần[5], cùng Binh bộ Thượng thư Mục Ấm đến Tống Châu để thay thế Đại học sĩ Quế Lương, nghị hòa với Anh và Pháp. Cuộc đàm phán bất chợt bị phá vỡ, giam cầm và tra khảo bọn Ba Hạ Lễ (巴夏禮) tổng cộng 39 người, khiến 21 người chết. Liên quân Anh - Pháp áp sát Bắc Kinh, Tải Viên hộ tống Hàm Phong chạy đến Nhiệt Hà.

Năm thứ 11 (1861), Hàm Phong Đế qua đời trong Tị Thử Sơn Trang ở hành cung Nhiệt Hà. Trước khi mất, Hoàng đế di mệnh chỉ điểm 3 vị Ngự tiền đại thần (gồm Tái Viên, Đoan HoaTúc Thuận) cùng 5 vị Quân cơ đại thần có quyền nhiếp chính, đồng thời còn kèm chỉ dụ: ["Giúp đỡ Hoàng thái tử Tái Thuần kế vị Hoàng đế, tổng nhiếp triều chính"; 辅弼皇太子载淳为帝,总摄朝政。]. Cả tám người khi ấy được gọi là 「Tán tương chính vụ Vương, đại thần; 赞襄政务王、大臣」, cũng gọi [Cố mệnh Bát đại thần][6].

Tháng 9, Từ An Thái hậu, Từ Hi Thái hậu và Cung Thân vương Dịch Hân đã phát động một cuộc chính biến, sử gọi [Tân Dậu chính biến; 辛酉政变]. Tải Viên bị bắt tại Bắc Kinh.

Ngày 6 tháng 10 (âm lịch), Tái Viên bị bang cho lụa trắng, treo cổ tự vẫn.

Tước vị do tộc đệ Tái Đôn - con trai của Dịch Cách (奕格) thừa kế.